CHĂM SÓC HOA MAI, HOA ĐÀO NỞ ĐÚNG NGÀY TẾT

Hoa Mai, hoa Đào là 2 loại hoa không thể thiếu trong ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên để hoa nở đúng dịp Tết. Người chăm sóc (tại nhà vườn hoặc nhà phố) cần lưu ý các phương pháp kỹ thuật như sau:

VỚI CÂY ĐÀO, ĐỂ CÂY ĐÀO NỞ ĐÚNG NGÀY TẾT

Ngưng bón phân & điều chỉnh nhiệt độ nước tưới cho cây Đào trước tết ít nhất 2 tháng. Việc tưới nước cho cây đào theo nguyên tác nước ấm => Đào nở nhanh, nước lạnh => Đào nở muộn. Và tùy thời tiết chúng ta sẽ điều khiển nhiệt độ của nước tưới để không vượt ra khỏi khoảng pH đất trồng (5.5 - 6.0) & nhiệt độ sinh trưởng (18oC - 25oC). Trường hợp trời lạnh <10oC người chăm ngưng tưới nước vài ngày sau đó tưới nước ở nhiệt độ 40 - 50 oC, tưới 5 - 6 lần/ngày. Nếu trời ấm hơn, thì tưới bằng nước lạnh thường xuyên.

HI98118 - Bút đo pH/ Nhiệt độ

 

Đảo cây đào hay đơn giản là chuyển cây đào sang hố / chậu khác. Làm chậm quá trình phát triển của cây Đào

Tuốt thân là kỹ thuật dùng dao cắt 1 lớp vỏ thân khu vực phân cành làm chậm quá trình phát triển. Người chăm cần lưu ý dùng nilon bọc kín vết tuốt thân để tránh nước đọng sẽ gây thối vỏ và hư cây.Thời gian phù hợp để thực hiện tuốt thân là tháng 8 âm lịch sau đó sẽ hạn chế bón phân có hàm lượng nitơ cao và từ tháng 11 âm lịch dừng hẳn bón phân và hạn chế tưới nước. Đây là công đoạn quan trọng để đến bước tiếp theo là tuốt lá.

Tuốt lá cũng là kỹ thuật hãm sự phát triển của cây Đào. Tuy nhiên để kỹ thuật này hiệu quả, người chăm chỉ tuốt phần lá cẩn thận để không làm mất chân lá.

Ngoài ra, trong thời gian này, người châm cần phủ cành đào bằng nilon, mở đèn chiếu vào ban đêm, chặt bớt rễ và phun phân bón lá. Tất cả các thao tác trên kết hợp sẽ giúp người hăm điều khiển được thời gian nở hoa của hoa Đào.

CHĂM SÓC CÂY ĐÀO SAU TẾT

Cây Đào sau Tết sẽ dùng gần hết chất dinh dưỡng và chỉ còn vừa đủ để duy trì sự sống cho cây. Nếu chăm sóc đúng cách, cây Đào sẽ sống và tiếp tục ra hoa cho mùa Tết tiếp theo. Để làm được điều đó, người chăm cần lưu ý:

Người chăm cần chuẩn bị hố trồng với đất được làm tơi xốp, lên luống cao 25 - 30cm và rộng 70cm. Lưu ý tạo rãnh để thoát nước tốt đồng thời sử dụng các chế phẩm bón vào đất để cây có sự phục hồi tốt nhất.

Cắt sửa cành già / cũ để cành mới phát triển. Nếu để cành cũ già đi, sẽ ra ít hoa (chỉ ra ở đọt cành) và đây cũng là cơ hội để tạo hình tán cây.

Bón phân đầy đủ để cây phục hồi dinh dưỡng, tùy vào cây to / nhỏ mỗi cây cần được bón từ 0.5 - 1kg NPK trọn với 2ml siêu phân bón NEB và bón cách gốc 30 - 50cm theo hình chiếu của tán cây.

Tươi nước đầy đủ cũng rất quan trọng để cây Đào hấp thụ tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phòng trừ sâu bệnh bằng cách phun đúng loại thuốc tùy vào tình tạng của cây như dấu hiệu lở ở cổ rễ, đóm lá hoặc rệp sáp.

VỚI CÂY MAI, ĐỂ CÂY MAI NỞ ĐÚNG NGÀY TẾT

Tuốt lá mai đúng cách tại thời điểm giữa tháng 12 âm lịch sẽ làm cho cây Mai có dấy hiệu bung vỏ lụa và chắc chắn sẽ nở đúng dịp Tết. Lưu ý là trước khi làm thao tác này, người chăm cần ngưng tưới nước 1 - 3 ngày, khi thấy lá bắt đầu nổi gân thì mới tiến hành tuốt lá. Sau khi thao tác xong, người chăm có thể tưới nhiều nước và bòn phân bổ sung để kích thích nụ hoa phát triển. Nếu cây đang chậm phát triển thì người chăm có thế thực hiện tuốt lá chậm hơn và ngược lại. 

Đảm bảo cây Mai được trồng trong khoảng nhiệt độ phù hợp 25oC - 30oC và khoảng pH đất trồng 6.5 - 7.0. Lạnh quá cây Mai sẽ ra hoa muộn và nóng quá sẽ làm hoa nở sớm. Đất trồng Mai cũng đòi hỏi tơi xếp, dồi dào dinh dưỡng và đảm bảo không bị ngập úng.

Tưới đúng cách cũng sẽ giúp điều khiển thời điểm hoa nở. Nước ấm => Mai nở nhanh, nước lạnh => Mai nở muộn và tùy vào thời tiết để tính toán nhiệt độ nước tưới phù hợp. 

CHĂM SÓC CÂY MAI SAU TẾT

Giữ có cây Mai sống và phát triển đến mùa Tết tiếp theo là điều không đơn giản, mỗi loại Mai cũng sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Sau đây là một trong những phương pháp người chăm cây có thể sử dụng:

Sau mùa Tết, các cây Mai được trưng trong nhà vốn không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dẫn đến không quang hợp nhiều, lá sẽ mỏng, có màu xanh nhạt với cành vươn dài nhưng yếu. Cần lưu ý đặt cây Mai ở nơi rộng rãi, thoáng mát, tránh nơi có gió lùa mạnh và nhiệt độ mát.

Tưới nước vừa đủ, cắt bớt cành & lá để chất dinh dưỡng tập trung nuôi cây. Người chăm trong thời gian này có thể pha các loại phân bón với nước theo tỉ lệ phù hợp và phun lên cây. Theo thời gian có thể cho cây tiếp xúc dần với ánh sáng để quen dần. 

Đảm bảo cây Mai được vệ sinh bằng cách dùng nước hoặc thuốc phù hợp phun lên cây để đánh bay nấm mốc và có thể chà thân cây để loại bỏ nấm mốc gây hại.

Tạo dáng cho cây theo ý thích bằng dây kẽm trong quá trình cắt sửa cành để dành mới mọc ra theo hình dạng mong muốn của người chăm và sau 4 tháng đến 1 năm thì có thể tháo dây kẽm.

Hạn chế tác động rễ cây hoặc sử dụng quá liều các loại thuốc và phân bón, điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quá trình phát triển của cây vào mùa Tết tiếp theo.

Độ dẫn (EC) cũng đóng vai trò rất quan trọng xác định xác định độ cân bằng dinh dưỡng trong đất, mỗi loại cây có độ EC riêng và tùy vào thông số EC (&TDS) mà người chăm có thể có những bước điều chỉnh giúp cây có được quá trình phát triển tốt nhất.

Dòng thiết bị Groline chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà vườn và người tiêu dùng cho các nhu cầu chăm sóc các loại cây trồng