ĐỘ CỨNG CỦA NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG TRONG SẢN XUẤT VÀ TRONG CUỘC SỐNG SINH HOẠT

Nước cứng có nhiều tác hại trong sản xuất, xử lý nước và trong cuộc sống sinh hoạt của chúng ta.

Độ cứng của nước là gì?

Độ cứng của nước được hiểu là hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước chủ yếu là do các muối có chứa Ca2+ và Mg2+ > 3mg.

Độ cứng của nước được chia làm 2 loại là độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh viễn.

  • Độ cứng tạm thời: Chủ yếu được tạo bởi muối CaCO3 và MgCO3 và các muối này hầu như không tan trong nước. Yếu tố tạo nên độ cứng tạm thời bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, đất cát gần khu vực nguồn nước, v.v. Độ cứng tạm thời có thể dễ dàng xử lý bằng nhiều phương pháp thông dụng.
  • Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi muối khác của Ca và Mg như sulphat, clorua... chỉ có thể xử lý bằng các phương pháp phức tạp phức tạp và tốn kém hơn.

Ảnh hưởng của nước cứng trong sản xuất và cuộc sống

Trong sản xuất

Nước cứng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiệu quả trong các quy trình xử lý nước. Khi nước đầu vào có độ cứng cao, các muối không tan sẽ bám vào thành ống dẫn trong hệ thống làm giảm tuổi thọ của thiết bị cũng như làm ảnh hưởng đến độ chính xác các thiết bị phân tích hóa học khác trong cùng hệ thống.

Muối không tan cũng sẽ bám vào các ống dẫn của lò hơi làm tăng chi phí làm nóng nước cũng như làm giảm khả năng dẫn nhiệt.

Trong cuộc sống sinh hoạt

Ví dụ điển hình nhất sự ảnh hưởng của nước cứng trong cuộc sống là khi giặt quần áo. Nước cứng làm xà phòng ít bọt và đồ sau khi giặt sẽ khó sạch và cảm giác khô ráp. Ngoài ra nước cứng cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ống nước sinh hoạt, hư hại đến các vật dụng trong nhà cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Checker HI735 là thiết bị được nhiều sự tin chọn bởi khách hàng của Hanna. Sản phẩm sử dụng phương pháp quang đo để xác định độ cứng của mẫu nước. Checker được thiết kế với mục đích mang lại sự dễ sử dụng cho người dùng dù là chuyên gia hay người dùng không chuyên với độ chính xác cao.