NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐIỆN CỰC CHỌN LỌC ION NITRAT - PHẦN 1

ISE là gì?

ISE là viết tắt của Ion Select Electrode có nghĩa là Điện cực chọn lọc ion.

Điện cực chọn lọc ion (ISE) là điện cực chứa vật liệu làm cho nó nhạy và chọn lọc đối với một ion cụ thể trong mẫu. Vật liệu nhạy cảm tạo ra điện áp là tín hiệu phản ứng với ion trong mẫu chất lỏng của bạn. Có rất nhiều loại ISE có sẵn trên thị trường.

Điện cực chọn lọc ion (ISE) có vẻ phức tạp nhưng nếu bạn hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động – cũng như cách tốt nhất để sử dụng và bảo quản chúng – bạn có thể ngăn ngừa nhiều vấn đề phổ biến mà người khác gặp phải.

Việc bảo quản và đo ISE không đúng cách sẽ làm kết quả đo không chính xác và thậm chí có thể khiến cảm biến sớm bị hỏng. Hãy tiếp tục đọc bài viết này để tìm hiểu thêm về cách hoạt động của Nitrat ISE.

1. Điện cực chọn lọc ion (ISE) hoạt động như thế nào ?

2. Cách chăm sóc và bảo dưỡng điện cực chọn lọc ion (ISE)

3. Điện cực chọn lọc ion Nitrat hoạt động như thế nào ?

4. Ứng dụng của điện cực chọn lọc ion Nitrat

 

1. Điện cực chọn lọc ion (ISE) hoạt động như thế nào ?

HI4113 and HI4110 ISE electrodes

Có nhiều thiết kế cảm biến khác nhau cho các loại ISE khác nhau. Tùy theo loại ion bạn muốn kiểm tra để lựa chọn thiết kế và công nghệ cảm biến phù hợp với bạn. Trong bài blog này chúng ta sẽ tìm hiểu về ISE nitrat

ISE nitrat sử dụng cảm biến màng polyme, còn được gọi là màng chất lỏng; cảm biến này chứa các bộ trao đổi ion hữu cơ được nhúng trong màng này. Các bộ trao đổi ion này có tính chọn lọc đối với các ion nitrat, nhưng các ion khác có kích thước và điện tích tương tự có thể gây nhiễu nếu có trong mẫu với nồng độ lớn hơn so với nồng độ nitrat trong mẫu.

Để giúp bạn dự đoán bất kỳ sự cản trở nào có thể xảy ra trong mẫu, hãy lưu ý rằng các màng này không đặc hiệu 100% cho ion cụ thể. Các chất cản trở tiềm ẩn, từ nhiều nhất đến ít nhất, bao gồm: perchlorate, iodide, nitrit, cacbonat, clorua và florua. Điều quan trọng nữa là phải không có dung môi hữu cơ trong mẫu vì chúng có thể làm hỏng màng.

Lưu ý: Cần xem hướng dẫn sử dụng ISE để biết các yếu tố gây nhiễu và các thông tin chi tiết khác.

Tuy nhiên, một số hiện tượng cản trở có thể cho phép sử dụng điện cực để đo các chất khác, chẳng hạn như chất hoạt động bề mặt anion và cation.

2.Cách chăm sóc và bảo dưỡng điện cực chọn lọc ion (ISE)

Việc sử dụng và bảo quản điện cực ISE đúng cách là điều cần thiết để đảm bảo điện cực tiếp tục hoạt động bình thường. Có ba biện pháp phòng ngừa chính mà bạn có thể thực hiện để đảm bảo tuổi thọ lâu dài và các phép đo chính xác nhất: giữ cho ISE luôn đầy dung dịch điện phân, bảo quản điện cực đúng cách và thay màng khi cần.

1. Châm đầy dung dịch điện phân

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của điện cực ISE là dung dịch điện phân. Cẩn thận sử dụng đúng dung dịch và châm đầy dung dịch điện phân sẽ đảm bảo rằng bạn duy trì tốc độ dòng dung dịch tốt.

Luôn đảm bảo kiểm tra mức dung dịch điện phân trước khi sử dụng. Mức dung dịch điện phân không bao giờ được thấp hơn 2-3 cm (~1 in) từ lỗ châm dung dịch. Ngoài ra, nắp phải luôn được tháo ra trước khi hiệu chuẩn và đo mẫu.

Việc bổ sung đủ chất điện phân sẽ giúp duy trì áp suất thích hợp và tốc độ dòng chảy ổn định để mang lại kết quả đo chính xác nhất. Hầu hết các ISE nitrat đều sử dụng chất điện phân amoni sunfat làm dung dịch điện phân.

2. Bảo quản điện cực đúng cách

Bảo quản điện cực đúng cách sẽ giúp cảm biến của điện cực hoạt động lâu hơn.

Các bước bảo quản ngắn hạn:

1. Châm đầy dung dịch điện phân

2. Vặn chặt nắp lỗ châm điện cực

3. Giữ điện cực thẳng đứng

4. Bảo quản điện cực khô ráo

Các bước bảo quản lâu dài:

1. Xả dung dịch điện phân ra khỏi điện cực

2. Tháo rời điện cực

3. Rửa sạch bằng nước khử ion

4. Bọc mối nối gốm trên thân bên trong bằng màng bọc kín chẳng hạn như màng parafilm.

5.Chúng tôi khuyên bạn nên tháo mô-đun ra, bảo quản khô và làm lạnh. (Làm lạnh sẽ làm chậm quá trình xuống cấp của cảm biến và giúp kéo dài tuổi thọ.)

Mẹo của Hanna: Điều quan trọng là khi tháo mô-đun là không được chạm vào màng cảm biến vì điều này có thể làm hỏng màng cảm biến.

3. Thường xuyên thay màng

 

Nitrate Module for Half-Cell ISE

Tuổi thọ của mô-đun cảm biến sẽ khác nhau tùy thuộc vào tần suất sử dụng điện cực, loại điện cực và cách bảo quản. Do những thay đổi này, các mô-đun có thể tồn tại từ 3 đến 6 tháng đối với phép đo thông thường.

Cách tốt nhất để kiểm tra tình trạng của mô-đun cảm biến là thực hiện kiểm tra slope. Điều này bao gồm ba bước đơn giản:

1. Đổ 100 mL nước khử ion và 1 mL dung dịch nitrat chuẩn vào cốc.

2. Đo mV của điện cực. Ghi lại giá trị này.

3. Thêm thêm 10 mL chất chuẩn nitrat. Ghi lại giá trị này.

Nếu mô-đun ở tình trạng tốt thì chênh lệch giữa hai giá trị sẽ là 56 ± 4 mV ở 20 đến 25°C. Nếu không, hãy điều hòa điện cực và thử lại.

Bạn đừng lo lắng !

Mặc dù ban đầu ISE có vẻ phức tạp nhưng hãy trang bị một chút kiến thức cơ bản cũng như một số cách chăm sóc và bảo dưỡng điện cực, điều đó có thể giúp việc sử dụng các điện cực này dễ dàng hơn rất nhiều.

Tham khảo: 

https://blog.hannainst.com/nitrate-ise