TRỒNG RAU THỦY CANH - 06 MÔ HÌNH THỦY CANH THÀNH CÔNG VÀ THÔNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

Thủy canh là gì?

Hiểu đơn giản thủy canh là canh tác với nước. Ở đó việc trồng các loại cây hoàn toàn bằng nước, trong nước được cung cấp các loại ion khoáng hóa và dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt nhất mà không cần sự can thiệp của đất trồng.

Phương pháp này có nguyên lý hoạt động chính là sử dụng nước để làm dung môi cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất và kết hợp với giá thể giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Tuy nhiên, vẫn đảm bảo cung cấp cho cây đầy đủ ánh sáng cần thiết để quá trình hô hấp và quang hợp được diễn ra một cách tốt nhất.

Sự khác nhau giữa rau trồng thủy canh và rau trồng thổ canh

Nếu bạn thắc mắc hệ thống thủy canh là gì? thì đây là câu trả lời cho bạn


Các mô hình trồng thủy canh cơ bản

Ngành nhựa phát triển kéo theo thủy canh phát triển nhanh chóng, vật tư từ nhựa dần thay thế cho kính (nhà kính) và chuẩn hóa hơn giúp thủy canh chiếm vị thế cao trong nông nghiệp

Các vật tư nhựa có độ bên cao, dễ tạo hình, dãn dần giúp thủy canh tối ưu và năng suất hơn gấp nhiều lần so với thủy canh những thế kỉ đầu khi chúng ra đời

Mô hình thủy canh dạng bấc (Wick system)

Mô hình thủy canh này được phát triển sớm nhất, hiện nay cũng còn ứng dụng để trồng một số loại cây dài ngày, cây được trồng trong giá thể bên dưới được thiết kế bồn dinh dưỡng

Bấc là từ sợi coton hoặc vải, mượn cơ chế thẩm thấu ngược Giúp nước dâng cao lên thếm vào giá thể và cây trồng có thể hút dinh dưỡng được

Mô hình thủy canh tĩnh (Deep water culture system)

Hệ thống thủy canh tĩnh nhiều năm sau được phát triển, dinh dưỡng được pha trong nước và rễ ngập trong dinh dưỡng với hệ thống sục oxy làm rễ thông thoáng

Mô hình phù hợp tại nhiều gia đình Việt Nam.

Các loài cây ngắn ngày rất phù hợp, mô hình đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao nên mô hình này khá được ưa chuộng

Do môi trường thủy canh tĩnh là dung dịch dinh dưỡng, chúng luôn đứng yên. Dẫn đến không có sự trao đổi khí, đặc biệt là oxy dễ dẫn đến hiện tượng cây bị thối rễ. Nếu để hiện tượng này kéo dài cây sẽ không thể phát triển bình thường, thậm chí có thể khiến cây bị chết.

Hơn nữa vì đây là môi trường nước, sẽ dễ có bọ gậy, rong rêu bám vào rễ cây.

Mô hình thủy canh hồi lưu (Active system)

Cải tiến hơn, mô hình thủy canh hồi lưu ra đời, không cho rễ ngập trong dinh dưỡng nữa mà cho rễ chạm dinh dưỡng thoe chu kỳ ngập xả, giúp cây đơn bệnh hơn, rễ cây giàu oxy phát triển nhanh hơn 30% so với mô hình thủy canh tĩnh

Lượng dinh dưỡng được kiếm soát chặt giúp người trồng đỡ tốn dinh dưỡng hơn, hiệu quả tăng cao rõ rệt

Mô hình thủy canh nhỏ giọt (Drip system)

Hệ thống thủy canh nhỏ giọt được phát triển mạnh nhất ở các trang trại Isreal, nơi mà việc xây dụng khó khăn, các mô hình đòi hỏi canh tác diện rộng và đất nền trơ, thì hệ thống nhỏ giọt tỏ ra tối ưu hơn cả

Là một mô hình trồng rau thủy canh phổ biến, tưới dung dịch dinh dưỡng cho cây bằng cách nhỏ từng giọt lên phần cây bằng hệ thống tưới tự động.

Để có thể thực hiện thành công mô hình này, bạn phải đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị như hệ thống lọc nước, ống nhỏ giọt, hệ thống tưới nước tự động, ...

Dinh dưỡng đươc pha và bơm định kỳ một lương được tính toán chính xác giúp cây khỏe mạnh và tiết kiệm dinh dưỡng tối đa.

Mô hình màng dinh dưỡng NTF (Nutrient Film Technique)

Màng dinh dưỡng được phát triển nhiều năm gần đây bởi tính đa năng và hiểu quả khổng lồ mà chúng mang lại.

Cây chạm nhẹ một lớn dinh dưỡng tối thiểu và lượng nước tiêu thị ít, tiết kiệm đến 80% so với canh tác thông thường

Máng trồng bằng vật liệu nhựa, rẻ tiền mà hiệu quả cực cao, hiện tại hệ thống màng dinh dưỡng NFT đang được xem là cứu tinh của thiếu hụt thực phẩm trên thế thới (theo Wikipedia)

Năng suất cao, gối vụ nhanh, quản lý tốt, ít dịch bệnh, tiêu thụ ít nước.

Mô hình Khí canh (Aeroponics)

Khí canh là hệ thống cải tiến của thủy canh, cây trồng được giữ đứng sau đó hệ thống giữ ẩm cho rễ ở độ ấm 100% hoặc tương đương, cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng thông qua nước được phụn áp lực bằng béc tưới

Mô hình khí canh còn dễ dàng cải tiến theo không gian nên ứng dụng trong đô thị được, đề tài chi phí cho khí canh vẫn còn đang gặp nhiều tranh cãi nhưng ko thể phủ nhận lợi ích từ khí canh.

Những lợi ích trồng thủy canh

Thu hoạch nhanh: Thu hoạch được sau 20 – 30 ngày. Việc luân phiên vụ mùa tạo ra sản lượng lớn.

Thành phẩm sạch: Trồng trong mô hình khép kín, được kiểm soát kỹ lưỡng nên chất lượng và độ sạch tuyệt đối

Lợi nhuận cao: Thành phẩm chất lượng cao sẽ có giá thành cao hơn và tiết kiệm rất nhiều chi phí thuê nhân công và chăm sóc bởi tất cả đều theo mô hình công nghệ khép kín.

Tiết kiệm tài nguyên: Thủy Canh sử dụng ít nước hơn và được tái sử dụng một cách tuần hoàn. Nước chưa được sử dụng quay ngược trở lại hồ chứa, sẵn sàng để sử dụng cho đợt trồng tiếp theo (là lợi thế các vùng khô hạn).

Vị trí: Do không sinh trưởng phụ thuộc vào đất, nên có thể di chuyển khắp nơi. Trồng tại nhiều địa điểm thuận lợi cho việc giữ vườn và chăm sóc.

Hạn chế rủi ro: Nhờ áp dụng công nghệ cao và được kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ về dịch bệnh, sâu bệnh sẽ được hạn chế đi rất nhiều.

Bảo vệ môi trường: Việc trồng rau thủy canh, công nghệ cao không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hóa chất độc hại khác nên không làm bẩn nguồn nước và khu đất trồng.

Một số lưu ý với mô hình trồng cây thủy canh (tại nhà hoặc quy mô lớn)

Trang bị các kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc cây cũng như hiểu rõ loại nào dễ trồng và loại nào khó trồng.

Hiểu về hàm lượng dinh dưỡng trong dung dịch dinh dưỡng.

Trang bị các thiết bị đo chỉ tiêu cơ bản trong thủy canh như bút đo pH chuyên dụng, thiết bị đo tổng hợp các thông số EC/TDS/Nhiệt độ, hoặc hiện đại hóa với hệ thống điều khiển chuyên dụng trong thủy canh. Đây được xem là các thông số rất quan trọng trong sự phát triển của cây trồng.

Chọn mô hình phù hợp với chi phí đầu tư, độ dễ làm hoặc tùy vào địa phương có dễ tiếp cận các linh kiện phù hợp với mô hình đã chọn trước.

Lựa chọn vị trí nhiều ánh sáng tự nhiên để xây dựng mô hình trồng thủy canh phù hợp để giúp cây quang hợp và phát triển đều đặn.