Thiết bị đo độ dẫn điện (EC)

Hiện nay, thiết bị đo độ dẫn điện (EC) được sử dụng rất rộng rãi để kiểm tra chất lượng nước, nước thải... vì có nhiều ưu điểm như dễ đo, nhanh chóng, thiết bị dễ sử dụng và bảo trì, bảo quản. Tuy nhiên, thiết bị đo EC hiện có nhiều loại với các ưu điểm khác nhau, nên người dùng cần lưu ý một chút để lựa chọn thiết bị phù hợp nhất với mình:
Thiết bị Potentionmetric: Điện cực được làm bằng platinum hoặc thép không gỉ.
    - Đo nhiều thang.
    - Thang đo cao hơn, độ chính xác cao hơn (1% toàn thang).
    - Không bị ảnh hưởng bởi quá trình phân cực.
    - Dùng trong các thiết bị đo độ dẫn cầm tay đa thang, thiết bị đo để bàn.
Thiết bị Amperometric:Các điện cực thường được làm bằng kim loai hoặc graphite. 
    - Giá rẻ.
    - Yêu cầu lượng thể tích mẫu ít.
    - Dùng trong các bút đo, phù hợp để đo nước sạch có giá trị dưới 5mS/cm.
Ngoài cách lựa chọn thiết bị phù hợp, người dùng cần lưu ý một chút khi sử dụng để kết quả đo chính xác và thiết bị có tuổi thọ cao:
    - Đặt điện cực ở giữa cốc đo để hạn chế hiệu ứng rìa (khi đặt điện cực gần rìa cốc đo hoặc bể đo, giá trị đo bị sai lệch).
    - Dung dịch mẫu phải lấp đầy điện cực, không được có bọt khí bên trong điện cực.
    - Khi đo dung dịch mẫu có độ dẫn điện thấp, nên thực hiện thao tác đo nhanh, do mẫu dễ hấp thụ CO2, O2... từ không khí làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
    - Khi đo liên tục. Giữa các lần đo có thể để điện cực trong nước cất. Nếu để qua đêm hoặc không cần sử dụng trong thời gian dài, cần rửa sạch và bảo quản khô, vì các dung dịch còn sót lại trong điện cực có thể làm nhiễm bẩn hoặc ăn mòn nhiệt cực, ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo.

Để xem thêm các thiết bị đo độ dẫn (EC) của Hanna Instruments.

Anh/chị vui lòng truy cập vào link sau: https://hannavietnam.com/cate/may-do-do-dan-tds-do-man-10 
Hy vọng thông tin trên có ích với anh/ chị. Cám ơn anh/ chị rất nhiều.